Thông tin kim loại thiếc và các đặc tính cơ bản của nó
  • 17/092021
  • CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NGỌC THIÊN GLOBAL

Thông tin kim loại thiếc và các đặc tính cơ bản của nó

Trong thực tế, thiếc có rất nhiều xung quanh đời sống của của chúng ta và nó được sử dụng rất phổ biến. Nhưng để biết nhiều hơn về thông tin kim loại thiếc và các đặc tính cơ bản của thiếc là gì? Mời các bạn cùng Ngọc Thiên Global tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Thiếc là gì?

Khái niệm

Thiếc là một nguyên tố nằm trong bảng tuần hoàn hóa học được ký hiệu là Sn, có số nguyên tử 50. Thiếc có màu ánh bạc đặc trưng, nhiệt độ nóng chảy thấp, rất khó bị oxi hóa, ở nhiệt độ môi trường thiếc chống được sự ăn mòn và người ta cũng tìm thấy chúng có mặt ở rất nhiều hợp kim.

·      Khối lượng nguyên tử là 118,69;

·      Khối lượng riêng là 7,3 g/cm3.

·      Nhiệt độ sôi 2270 độ C

·      Nhiệt độ nóng chảy là 231,9 độ C

Trạng thái tự nhiên của thiếc

Thiếc có mặt nhiều trong các hợp kim, khó bị oxy hóa và chống ăn mòn kim loại cao.

Thiếc có thể được khai thác và thu về từ mỏ quặng cassiterit dạng oxit, đây là thành phần chủ yếu để tạo ra đồng thiếc.

Thiếc có 3 đồng vị phổ biến của nó chính là: 115 Sn, 119 Sn và 117 Sn. Phần lớn thiếc được tạo thành các hợp chất ở trong trạng thái oxit có hóa trị II hoặc IV.

Tính chất vật lí của thiếc

Thiếc là kim loại có màu trắng bạc; độ kết tinh cao, có tính dẻo, dễ uốn và dễ dát mỏng. Khi một thanh thiếc bị bẻ cong, chúng ta có thể nghe được âm thanh bị nứt vỏ của thiếc, đó là do hiện tượng sóng tinh của tinh thể. Đồng thời, Thiếc là kim loại có giá thành khá cao.

Khối lượng riêng của thiếc: D = 7,92g/cm3.

Có thể nhận biết kim loại thiếc bằng cách cho tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nguội, sau phản ứng sẽ có hiện tượng khí không màu thoát ra

           Sn + NaOH (đặc, nguội) + 2H2O → Na[Sn(OH)3 ] + H2

Tính chất hóa học của thiếc

Kim loại thiếc có tính khử yếu hơn kẽm (Zn) và Niken (Ni). Thiếc dễ bị hòa tan trong axit và dung dịch bazơ, thể hiện tính lưỡng tính.

Tác dụng với phi kim

Ở nhiệt độ thường, khi phản ứng với oxi, Sn sẽ không bị oxy hóa. Ngược lại, ở nhiệt độ cao Sn sẽ bị oxy hóa tạo thành SnO2

           Sn + O2  → SnO2 .

Phản ứng với clorua.

           Sn + 2Cl2  → SnCl4

Tác dụng với dung dịch axit

Khi cho kim loại Thiếc phản ứng với các dung dịch axit HCl và dung dịch H2SO4 loãng sẽ tạo ra sản phẩm muối Sn (II) và hidro

           Sn + H2SO4  → SnSO4 + H2

Với axit H2SO4 và HNO3 (đặc) sẽ tạo thành hợp chất Sn (IV)

           Sn + 2H2SO4(đặc)  → SnO2 +  2SO2 + 2H2O.

           Sn + 4HNO3 (đặc)  → SnO2   + 4NO2   + 2H2O.

           4Sn + 10HNO3 (loãng)  → 4Sn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

Tác dụng với dung dịch kiềm đặc

           Sn + NaOH (đặc,nguội) + 2H2O  → Na[Sn(OH)3 ]  + H2  

           Sn + 2NaOH (đặc) + 4H2O  → Na2 [Sn(OH)6] + 2H2  .                   

Ứng dụng của thiếc trong đời sống 

  • Thiếc được dùng để tráng lên về mặt các vật bằng thép, vỏ hộp thực phẩm, nước giải khát, có tác dụng chống ăn mòn, tạo vẻ đẹp không độc hại 
  • Thiếc dùng chế tạo hợp kim.
  • Lá thiếc mỏng dùng trong tụ điện, hợp kim thiếc – chì dùng để hàn.
  • SnO2 dùng làm men trong công nghiệp gốm sứ và thủy tinh làm mờ.
  • Thiếc được dùng để chế tạo các đèn trong trang trí và nhiều đồ gia dụng khác….

Trên đây là tất tần tật những thông tin kim loại thiếc và các đặc trưng cơ bản của nó. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích và chi tiết cho bạn đọc! Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn đọc hãy liên hệ tới Ngọc Thiên Global để được tư vấn nhé!

Địa chỉ: Thôn Đông Mai, Xã Chỉ Đạo, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam

Điện thoại: 0913473188

Email: ngocthienglobaljsc@gmail.com

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo