Phân biệt thép nóng kẽm với điện phân
1) Ống thép mạ kẽm nhúng nóng (hot dip galvanizing steel pipe)
Đối với ống thép mạ kẽm nhúng nóng (hay còn gọi là ống thép tráng kẽm), vật liệu mạ được phủ cả trong lẫn ngòai. Ống thép mạ kẽm nhúng nóng sẽ được tẩy sạch bằng axit sau đó sẽ được nhúng nguyên khối vào bồn đựng kẽm nóng chảy. Đến khi toàn bộ ống thép được phủ kẽm trên bề mặt (cả trong lẫn ngoài ) thì được vớt ra. Ống thép mạ kẽm nhúng nóng thì cả mặt ngoài và mặt trong đều được phủ kẽm, độ dày từ 50 micromet, tùy theo tiêu chuẩn quy định.
Ống thép mạ kẽm nhúng nóng
2) Ống thép mạ kẽm điện phân (electrogalvanizing hay zinc plating steel pipe)
Mạ kẽm điện phân (hay còn gọi là mạ lạnh, mạ điện phân) là phương pháp có từ lâu đời giúp ống thép chống lại sự ăn mòn, chống gỉ. Ưu điểm của phương pháp này là lớp phủ có độ bám cao. Với phương pháp này, vật liệu được phủ lớp kẽm bên ngoài, độ dày khỏang 15-25 micromet (do nếu lớp mạ dày hơn thì tính chất nó sẽ kém đi). Trong trường hợp mạ thép ống, thì chỉ có mặt ngoài được phủ toàn bộ, còn mặt trong thì không được phủ kẽm hết toàn bộ ( mà tối đa chỉ khoảng 10 cm tính từ đầu mỗi ống vì ion kẽm chỉ bắn được tới đó).
Nhìn chung cả 2 loại đều là ống thép không gỉ, có khả năng chống chịu tốt. Nhưng xét về độ bền, ống thép mạ kẽm nhúng nóng bảo vệ (chống ăn mòn và chống gỉ) tốt hơn ống thép mạ kẽm điện phân vì
- Lớp phủ dày hơn ( mạ kẽm điện phân chỉ dày 15 – 25 micromet , còn ống thép tráng kẽm khoảng 50 micromet).
- Tráng kẽm được toàn bộ cả mặt trong lẫn mặt ngoài.
Tuy nhiên nếu mạ kẽm điện phân kết hợp sơn phủ 1 lớp ở ngòai nữa thì độ bền cũng tương đối tốt. Do đó hiện nay về chất lượng của 2 phương pháp mạ này không cách biệt quá lớn.
Hiện nay theo thống kê của Hiệp hội kẽm thế giới, hằng năm khoảng 5 triệu tấn kẽm được dùng trong việc mạ kẽm điện phân và mạ kẽm nhúng nóng.
Đối với ngành xây dựng công nghiệp nói chung, ngành cấp thoát nước, dầu khí… nói riêng dùng, các sản phẩm mạ kẽm được sử dụng rất nhiều để bảo vệ tốt bề mặt các vật liệu và sự bền vững của công trình. Có rất nhiều các tiêu chuẩn để xác định cho quy cách của lớp mạ..chẳng hạn các tiêu chuẩn về ống thép như ASTM, API, ANSI, BS …… sẽ quy định thành phần, độ dày lớp mạ..v..v….
Hy vọng với một số thông tin trên, cùng với nhu cầu và mục đích sử dụng Quý khách hàng sẽ có được sự lựa chọn phù hợp với hạng mục công trình của mình